Làm mẹ là thiên chức cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của phụ nữ. Nhưng việc mang bầu đôi khi lại khiến cho chị em phải đối mặt với không ít rắc rối, xuống sắc, một trong số đó chính là tình trạng môi thâm khi mang thai. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có giải pháp nào điều trị môi thâm khi mang thai không?
Hỏi: “Chào bác sĩ, em là Mai, năm nay 26 tuổi, vừa mang bầu được 4 tháng. Trước khi mang bầu, môi em vẫn hồng hào bình thường nhưng không hiểu sao sau khi mang thai được 4 tháng em thấy môi dần tái nhợt và thâm sạm lại. Chồng em sợ là do em mắc bệnh gì đó nhưng đi khám toàn diện thì sức khỏe vẫn bình thường, không có vấn đề gì cả. Em không hiểu tại sao môi đột nhiên lại bị thâm như vậy. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng môi em như thế là tại sao? Liệu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không ạ? Làm sao để môi hết thâm khi mang thai ạ? Mong bác sĩ sớm trả lời giúp em. Em xin cám ơn bác sĩ rất nhiều!”
(Thanh Mai – Việt Trì, Phú Thọ)
Trả lời:
Thân chào bạn Thanh Mai.
Trước hết xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục Tư vấn của thẩm mỹ viện Xuân Hương. Vấn đề môi thâm khi mang thai mà bạn đưa ra cũng là vấn đề rất nhiều phụ nữ gặp phải. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Tại sao môi thâm khi mang thai?
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường gặp phải khá nhiều vấn đề về nhan sắc như da bị sạm lại, thường nổi mụn nhiều hơn, xuất hiện các vết nám và nhiều trường hợp môi cũng sẽ bị thâm xỉn màu. Đây là vấn đề khiến rất nhiều người lo lắng bất an. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng, bởi vì chúng đều là những hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai.
Hiện tượng môi bị thâm sạm khi mang thai cũng không ngoại lệ. Đây là một hiện tượng thường gặp và thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai được 3-6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này, theo các chuyên gia lý giải là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi phụ nữ mang thai, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi đột biến, không ổn định. Điều này kéo theo khá nhiều hệ lụy, một trong số đó chính là hiện tượng đôi môi thâm sạm.
Về bản chất, môi bị thâm là biểu hiện của việc tế bào Melanocytes bị tổn thương, kích thích hắc tố Melanin tăng tiết quá nhiều và tập trung trên vùng môi, khiến môi không còn hồng hào mà trở nên thâm đem và kém mịn màng.
Ngoài ra, môi thâm khi mang thai còn có thể do các nguyên nhân sau:
Uống nhiều trà và cà phê: Chất caffeine có trong cà phê và trà cũng là một tác nhân làm biến đổi màu môi và khiến răng ố vàng.
Tác hại của ánh nắng mặt trời: ánh nắng mặt trời có chứa tia UV làm kích thích sản sinh hắc sắc tố melanine, từ đó khiến môi môi thâm xỉn hơn.
Cơ thể thiếu nước: tình trạng mất nước hoặc cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho môi bị thâm xỉn.
Thói quen liếm môi, ngậm môi khiến cho môi bị khô và xỉn màu.
Do lạm dụng son, sử dụng son nhiều chì, son kém chất lượng.
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
Môi thâm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Thanh Mai thân mến, việc môi thâm khi mang thai liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi không là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều người. Đối với vấn đề này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì môi thâm là một hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu của nó do sự thay đổi nội tiết tố mà ra. Vì vậy, nếu trong thai kỳ bạn bị thâm môi thì không cần quá lo lắng, nó sẽ không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, tình trạng thâm môi sẽ dần được cải thiện sau khi sinh và môi có thể tự phục hồi sau khi sinh 3 tháng. Tuy nhiên, để lấy lại đôi môi hồng hào, tươi tắn như trước thì bạn vẫn cần phải có thời gian.
Cách chữa môi thâm khi mang thai như thế nào?
Mặc dù việc bị thâm môi trong quá trình mang thai không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng nó lại khiến cho phụ nữ mất tự tin vì sự xuống sắc của mình. Môi thâm sẽ khiến cho gương mặt trở nên nhợt nhạt và kém duyên, ảnh hưởng khá nhiều đến chị em trong cuộc sống. Vì vậy, thay vì để để cho môi tự hồi phục bạn có thể thực hiện một số biện pháp chữa môi thâm khi mang thai để giúp cho đôi môi sớm phục hồi hơn.
Hiện nay, để trị môi thâm người ta thường dùng 4 nhóm biện pháp chủ yếu, đó là: sử dụng phương pháp tự nhiên, dùng mỹ phẩm trị thâm môi, trị môi thâm bằng laser và phun xăm môi. Tùy theo tình trạng môi thâm cụ thể của mình mà bạn lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp.
Thông thường, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tiện dụng, các mẹ bầu thường sẽ lựa chọn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để tiến hành trị môi thâm ngay tại nhà. Bạn có thể sử dụng một số công thức trị môi thâm từ thiên nhiên dưới đây:
Đường + mật ong: Cho 1 thìa đường cát trộn cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất, thêm vài giọt nước cốt chanh vào trộn cùng rồi sử dụng hỗn hợp này để tẩy tế bào chết cho môi. Sau đó bạn có thể bôi một lớp mật ong hoặc vitamin E để dưỡng ẩm và làm hồng môi.
Nước ép lựu: Chuẩn bị 1 quả lựu đỏ, bạn tách hạt lựu rồi xay nhuyễn và ép lấy nước cốt. Sử dụng nước ép lựu thoa lên môi mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nước ép lựu sẽ giúp cho đôi môi của bạn trở nên hồng hào hơn.
Trị thâm môi bằng tinh dầu: Một số loại tinh dầu có tác dụng dưỡng và trị thâm môi hiệu quả như tinh dầu dừa, dầu oliu, tinh dầu gấc, dầu hạnh nhân,… Bạn thoa một trong những tinh dầu này để dưỡng môi hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ thấy sắc tố môi được cải thiện rõ rệt.
Bơ đậu phộng: Đây là một loại bơ được chế biến từ đậu phộng (lạc) rang chín. Bơ đậu phộng rất giàu dưỡng chất, có tác dụng trị môi thâm độc đáo. Các mẹ bầu có thể tự làm bơ đậu phộng tại nhà hoặc mua bơ đậu phộng bên ngoài, bôi lên môi hàng ngày, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị môi thâm khi mang thai
Trị môi thâm khi mang thai là vấn đề mà phụ nữ đặc biệt coi trọng. Trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số điểm cơ bản sau để có kết quả tốt nhất:
- Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê, rượu,… Chúng vừa có hại cho thai nhi lại vừa khiến môi bạn trở nên thâm sạm hơn.
- Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mỗi khi ra ngoài.
- Không liếm môi, ngậm môi.
- Hạn chế sử dụng son môi. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng, son làm từ thiên nhiên khi cần thiết.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau củ, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể thông qua thực phẩm.
- Thường xuyên massage môi đều đặn.
Thanh Mai thân mến, trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề môi thâm khi mang thai mà bạn đưa ra. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện đôi môi của mình trở nên tươi tắn hơn.
Một lần nữa cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với thẩm mỹ viện Xuân Hương theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn giải đáp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và thành công!
THẨM MỸ VIỆN XUÂN HƯƠNG
Địa chỉ: 22 Triệu Việt Vương – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Hotline : 18006999 – 0913 522 749
Điện thoại: (04) 3941 3333 – 3513 1716 – 3511 4042
The post Môi thâm khi mang thai do đâu và cách chữa như thế nào? appeared first on Thẩm mỹ viện Xuân Hương.
from Thẩm mỹ viện Xuân Hương http://ift.tt/2t2BQvq
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét